Diễn đàn Tin học Trường THCS Tân Xuân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Latest topics
Bài 6 - Định dạng trang tính (tiết 1)Sat Jan 22, 2022 10:14 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
BÀI 9. An toàn thông tin trên Internet (tiết 1)Tue Jan 18, 2022 9:30 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 7. Câu lệnh lặp (tiết 1)Mon Jan 17, 2022 9:01 pmLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 6: Câu lệnh điều kiệnMon Dec 20, 2021 6:53 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 5: Thao tác với bảng tínhWed Dec 15, 2021 2:14 pmLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 6. Mạng thông tin toàn cầuMon Dec 13, 2021 7:20 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
[2021-2022] Tin học 6Mon Dec 06, 2021 6:45 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 5. Từ bài toán đến chương trìnhSun Dec 05, 2021 8:29 pmLê Hoàng Tuấn Kiệt
[2021-2022] Tin học 8Mon Nov 22, 2021 6:19 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
RSS feeds

Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of Diễn đàn Tin học Trường THCS Tân Xuân on your social bookmarking website

Go down
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Admin
Admin
Posts : 48
Points : 113
Join date : 2020-04-02
Age : 31
Location : Bến Tre
https://tinhocthcstanxuan.forumvi.com

Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán Empty Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán

Mon Nov 15, 2021 8:24 am
Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán

1. Hàm trong chương trình bảng tính

- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.

- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể

- Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn

2. Cách sử dụng hàm

- Chọn ô cần nhập

- Gõ dấu =

- Nhập hàm theo đúng cú pháp

- Nhấn Enter

Lưu ý:  Khi nhập hàm vào một ô tính, giống với công thức, dấu = là kí tự bắt buộc phải nhập đầu tiên.

3. Một số hàm trong chương trình bảng tính

a. Hàm tính tổng

- Công dụng: Hàm SUM dùng để tính tổng các giá trị

- Cú pháp: =SUM (a, b, c,…)

- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số, địa chỉ của các ô tính, hoặc địa chỉ khối. Số lượng các biến không hạn chế.

- Ví dụ 1: Tính tổng

= SUM(15,24,45) : Biến là các số

= SUM(A2,B2,C2) : Biến là địa chỉ ô tính

= SUM(A2,B2,20) : Biến là địa chỉ ô tính và số

= SUM(A2:C2,20) : Biến là địa chỉ khối ô và số

b. Hàm tính trung bình cộng

Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán Ly-thuyet-tin-hoc-7-bai-4-su-dung-cac-ham-de-tinh-toan

- Công dụng: Hàm AVERAGE dùng để tính trung bình cộng các giá trị

- Cú pháp: =AVERAGE(a, b, c,…)

- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số, địa chỉ của các ô tính, hoặc địa chỉ khối. Số lượng các biến không hạn chế

- Ví dụ 2: Tính trung bình cộng

= Average(15,24,45) : Biến là các số

= Average(A2,B2,C2) : Biến là địa chỉ ô tính

= Average(A2,B2,20) : Biến là địa chỉ ô tính và số

= Average(A2:C2,20) : Biến là địa chỉ khối ô và số

c. Hàm tìm giá trị lớn nhất

- Công dụng: Hàm Max dùng để xác định giá trị lớn nhất

- Cú pháp: =Max(a, b, c,…)

- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số, địa chỉ của các ô tính, hoặc địa chỉ khối. Số lượng các biến không hạn chế

d. Hàm tìm giá trị nhỏ nhất

- Công dụng: Hàm Min dùng để xác định giá trị nhỏ nhất

- Cú pháp: =Min(a, b, c,…)

- Trong đó: các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số, địa chỉ của các ô tính, hoặc địa chỉ khối. Số lượng các biến không hạn chế.
Back to top
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
© Diễn đàn Tin học Trường THCS Tân Xuân
Địa chỉ: ấp Tân Thị, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Thông tin liên hệ ----- Mobile: 0939281634 (thầy Lê Hoàng Tuấn Kiệt) ; Email: kietbarca@gmail.com