Diễn đàn Tin học Trường THCS Tân Xuân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Latest topics
Bài 6 - Định dạng trang tính (tiết 1)Sat Jan 22, 2022 10:14 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
BÀI 9. An toàn thông tin trên Internet (tiết 1)Tue Jan 18, 2022 9:30 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 7. Câu lệnh lặp (tiết 1)Mon Jan 17, 2022 9:01 pmLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 6: Câu lệnh điều kiệnMon Dec 20, 2021 6:53 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 5: Thao tác với bảng tínhWed Dec 15, 2021 2:14 pmLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 6. Mạng thông tin toàn cầuMon Dec 13, 2021 7:20 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
[2021-2022] Tin học 6Mon Dec 06, 2021 6:45 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
Bài 5. Từ bài toán đến chương trìnhSun Dec 05, 2021 8:29 pmLê Hoàng Tuấn Kiệt
[2021-2022] Tin học 8Mon Nov 22, 2021 6:19 amLê Hoàng Tuấn Kiệt
RSS feeds

Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of Diễn đàn Tin học Trường THCS Tân Xuân on your social bookmarking website

Go down
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Admin
Admin
Posts : 48
Points : 113
Join date : 2020-04-02
Age : 31
Location : Bến Tre
https://tinhocthcstanxuan.forumvi.com

[2021-2022] Tin học 8 Empty [2021-2022] Tin học 8

Mon Oct 04, 2021 7:36 am
Các video bài giảng, tóm tắt nội dung lý thuyết, hệ thống bài tập, cùng các câu hỏi - giải đáp thắc mắc sẽ được đăng tải tại đây.
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Admin
Admin
Posts : 48
Points : 113
Join date : 2020-04-02
Age : 31
Location : Bến Tre
https://tinhocthcstanxuan.forumvi.com

[2021-2022] Tin học 8 Empty Tóm tắt lý thuyết Bài 1. Máy tính và chương trình máy tính

Mon Oct 04, 2021 7:47 am
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?

- Khi nháy đúp chuột lên biểu tượng của một phần mềm trên màn hình nền, phần mềm sẽ được khởi động.

- Khi soạn thảo văn bản, ta gõ một phím chữ, chữ tương ứng sẽ xuất hiện trên màn hình.

- Khi thực hiện lệnh sao chép một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác, thực chất ta đã yêu cầu máy tính thực hiện liên tiếp nhiều lệnh:

+ Lệnh sao chép phần văn bản vào bộ nhớ máy tính

+ Lệnh sao chép phần văn bản có trong bộ nhớ sang vị trí mới

Tóm lại: Để chỉ dẫn cho máy tính làm việc thì con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính lần lượt thực hiện các lệnh đó.

2. Ví dụ: rô-bốt nhặt rác

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-1-may-tinh-va-chuong-trinh-may-tinh

Các lệnh để rô-bốt hoàn thành tốt công việc:

1. Tiến 2 bước;

2. Quay trái, tiến 1 bước;

3. Nhặt rác;

4. Quay phải, tiến 3 bước;

5. Quay trái, tiến 2 bước;

6. Bỏ rác vào thùng;

3. Viết chương trình - ra lệnh cho máy tính làm việc

- Viết chương trình là viết các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

- Chương tình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

- Máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng

- Viết chương trình giúp con người điều khiển máy tính đơn giản hơn.

4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình

- Thông tin đưa vào máy tính phải được chuyển đổi thành dạng dãy bit 0 và 1. Các dãy bit là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính, gọi là ngôn ngữ máy.

- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

- Để máy tính hiểu được các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình, chương trình này cần chuyển sang ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch.

- Có 2 bước tạo ra chương trình máy tính:

+ Bước 1: Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.

+ Bước 2: Dịch chương tình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-1-may-tinh-va-chuong-trinh-may-tinh-2

- Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sữa lỗi và thực hiện chương tình thường được kết hợp vào một phần mềm, được gọi là môi trường lập trình.
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Admin
Admin
Posts : 48
Points : 113
Join date : 2020-04-02
Age : 31
Location : Bến Tre
https://tinhocthcstanxuan.forumvi.com

[2021-2022] Tin học 8 Empty Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình

Mon Oct 11, 2021 7:56 am
1. Ví dụ về chương trình

Cho chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh

Hình 1. Minh họa chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal đơn giản​

Chương trình có thể có nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái.

2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường gồm 2 thành phần cơ bản: bảng chữ cái và các quy tắc viết lệnh

- Bảng chữ cái

+ Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng

+ Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái trong bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình

+ Bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình thường gồm:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-2

Bảng 1. Bảng chữ cái​

- Các quy tắc

+ Mỗi câu lệnh trong chương trình đều có quy tắc quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng.

+ Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa nhất định xác định thao tác mà máy tính cần thực hiện và kết quả đạt được.

+ Ví dụ:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-3

Hình 2. Các quy tắc viết lệnh​

3. Từ khóa và tên

a. Từ khóa


- Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định

- Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một số từ khóa nhất định

Ví dụ:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-4

Hình 3. Minh họa về các từ khóa​
b. Tên

- Tên dùng để nhận biết và phân biệt các đại lượng và đối tượng trong chương trình

- Tên do người lập trình đặt theo các qui tắc của ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch

Ví dụ:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-5

Hình 4. Minh họa về các tên​

* Quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal:

- Không bắt đầu bằng chữ số

- Không chứa dấu cách

- Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau.

- Tên không được trùng với các từ khóa

4. Cấu trúc chung của chương trình

Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm hai phần:

[ < Phần khai báo > ]

< Phần thân chương trình >

Trong đó:

- Phần khai báo có thể có hoặc không

- Phần thân chương trình bắt buộc phải có

a. Phần khai báo

Phần khai báo gồm:

- Khai báo tên chương trình

- Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn có thể dùng trong chương trình) và một số khai báo khác.

b. Phần thân chương trình

Gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện

Ví dụ:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-6
Hình 5. Minh họa các thành phần cơ bản trong một chương trình​

5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-7
Hình 6. Màn hình làm việc trong Turbo Pascal​

a, Soạn thảo chương trình

Trong cửa sổ chương trình dùng bàn phím để soạn thảo chương trình

b. Dịch chương trình

- Nhấn tổ hợp phím Alt + F9

- Chương trình dịch sẽ kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-8

Hình 7. Dịch chương trình​

c, Chạy chương trình

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-2-lam-quen-voi-chuong-trinh-va-ngon-ngu-lap-trinh-9
Hình 8. Màn hình hiện kết quả của chương trình​
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Admin
Admin
Posts : 48
Points : 113
Join date : 2020-04-02
Age : 31
Location : Bến Tre
https://tinhocthcstanxuan.forumvi.com

[2021-2022] Tin học 8 Empty [Bài tập] Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu

Mon Nov 15, 2021 7:07 am
Bài 5 (trang 25 sgk Tin học lớp Cool: Viết các biểu thức toán dưới đây với các ký hiệu trong Pascal:

[2021-2022] Tin học 8 Bai-5-trang-25-sgk-tin-hoc-8-1

Bài 6 (trang 25 sgk Tin học lớp Cool: Chuyển các biểu thức được viết trong Pascal sau đây thành các biểu thức toán:
[2021-2022] Tin học 8 Bai-6-trang-25-sgk-tin-hoc-8-2

Bài 4 (trang 25 sgk Tin học lớp Cool: Hãy phân biệt ý nghĩa của các câu lệnh Pascal sau đây:

- Writeln('5+20=' , '20+5'); thì sẽ cho ra kết quả trả về thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự: 5+20= 20+5

- Writeln('5+20=' , 20+5); thì sẽ cho ra kết quả là một số bởi một phép tính toán: 5+20= 25

- Hai lệnh sau Writeln('100'); và Writeln(100); sẽ cho ra cùng một kết quả là 100. Nhưng kiểu dữ liệu của hai lệnh lại không tương đương nhau, một lệnh là kiểu dữ liệu xâu kí tự, một lệnh thuộc kiểu dữ liệu số nguyên.
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Lê Hoàng Tuấn Kiệt
Admin
Admin
Posts : 48
Points : 113
Join date : 2020-04-02
Age : 31
Location : Bến Tre
https://tinhocthcstanxuan.forumvi.com

[2021-2022] Tin học 8 Empty Bài 4. Sử dụng biến và hằng trong chương trình

Mon Nov 22, 2021 6:19 am
Bài 4. Sử dụng biến và hằng trong chương trình

1. Biến là công cụ trong lập trình

- Trong lập trình, biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.

- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến.

Ví dụ 1:

- Giả sử cần in kết quả của phép cộng 15+5 ra màn hình. Ta sử dụng câu lệnh Pascal sau đây: Writeln (15+5);

- Ta có thể sử dụng hai biến X và Y để lưu giữ giá trị của hai số 15 và 5. Khi đó chúng ta có thể viết lại câu lệnh trên như sau: Writeln (X+Y);

- Chương trình thực hiện như sau:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-4-su-dung-bien-trong-chuong-trinh
Hình 1. Minh họa sử dụng biến​

2. Khai báo biến

Việc khai báo biến gồm:

- Khai báo tên biến

- Khai báo kiểu dữ liệu của biến

Lưu ý 1: Tên biến do người sử dụng đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.

Cú pháp: Var < Tên biến > : < Kiểu dữ liệu > ;

Trong đó:

+ Var là từ khóa dùng để khai báo biến

+ Tên biến do người lập trình đặt (theo quy tắc đặt tên trong Pascal)

+ Kiểu dữ liệu: Là kiểu dữ liệu của biến sẽ nhận trong chương trình (string, integer, char, real, boolean,…)

Lưu ý 2: Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.

Ví dụ 2: Khai báo biến trong Pascal:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-4-su-dung-bien-trong-chuong-trinh-2
Hình 2. Khai báo biến trong Pascal​

3. Sử dụng biến trong chương trình

Các thao tác có thể thực hiện với các biến:

- Gán giá trị cho biến;

- Tính toán với các biến.

Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cách viết lệnh gán cũng có thể khác nhau. Trong Pascal, người ta dùng phép gán là dấu kép (:=) để phân biệt với phép so sánh là dấu bằng (=).

a. Lệnh gán

Cú pháp: < Tên biến > := < Biểu thức cần gán giá trị cho biến > ;

Ví dụ 3: Mô tả lệnh gán và tính toán với các biến trong Pascal:

[2021-2022] Tin học 8 Ly-thuyet-tin-hoc-8-bai-4-su-dung-bien-trong-chuong-trinh-3

Bảng 1. Ví dụ mô tả lệnh gán và tính toán với các biến trong Pascal​

Lưu ý 3: Sử dụng biến trong chương trình

+ Biến phải được khai báo

+ Kiểu dữ liệu của giá trị gán cho biến phải trùng kiểu dữ liệu của biến

+ Khi gán giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xóa đi

4. Hằng

Tương tự như biến, hằng cũng là một công cụ lưu trữ dữ liệu. Khác với biến, hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong suốt chương trình

Cú pháp: Const < Tên hằng > = < Giá trị > ;

Trong đó: Const là từ khóa để khai báo hằng

Ví dụ 4: Trong chương trình Pascal, để dùng hằng số Pi = 3.14. Ta khai báo như sau: Const Pi=3.14;

Lưu ý 4:Sau khi khai báo hằng, trong chương trình hằng được sử dụng là một đại lượng để tính toán.

Lưu ý 5:Sử dụng hằng trong chương trình:

+ Hằng phải được khai báo

+ Gán giá trị cho hằng ngay khi khai báo

+ Không thể dùng câu lệnh gán giá trị cho hằng trong chương trình.
Sponsored content

[2021-2022] Tin học 8 Empty Re: [2021-2022] Tin học 8

Back to top
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
© Diễn đàn Tin học Trường THCS Tân Xuân
Địa chỉ: ấp Tân Thị, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Thông tin liên hệ ----- Mobile: 0939281634 (thầy Lê Hoàng Tuấn Kiệt) ; Email: kietbarca@gmail.com